Ảnh minh họa : Acute respiratory distress syndrome do influenza virus A/H1N1 trên một bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV
Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh nhân nặng là “Don’t trust anyone! Give the patient oxygen!”. Tuy nhiên, khi chúng ta đã cho bệnh nhân thở máy và 100% oxy thì câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì tiếp theo, vì máy thở chỉ có thể cung cấp tối đa 100% oxy cho người bệnh.
Thông thường có rất ít điều mà chúng ta có thể làm cho những bệnh nhân nặng như thế này. Tuy nhiên vẫn còn vài cơ hội giúp chúng ta cải thiện tình trạng cung cấp oxy cho người bệnh.
- Cho bệnh nhân thở tự nhiên nhiều hơn (increased spontaneous breathing)
- Đảo ngược tỷ lệ I:E đến trị số 3:1 hoặc 4:1 với PEEP ở mức 5 cmH2O và áp suất giới hạn dưới 40 cmH2O
- Giảm vận tốc thở vào để tránh làm tăng đột ngột áp suất đỉnh thở vào (PIP) và tránh tổn thương phổi do áp suất (barotrauma)
- Sử dụng các phương thức thông khí khác nhau cho từng phổi ở bệnh nhân có bệnh phổi một bên (unilateral lung disease)
9. Xem xét chỉ định ECMO (extracoporeal membrane oxygenation)
Theo kinh nghiệm cá nhân, trước khi quyết định cho bệnh nhân dùng ECMO, chúng ta nên thử cho bệnh nhân nằm sấp (prone position).
Tóm lại, những bệnh nhân đã phải thở 100% oxy thường có tiên lượng rất nặng. Dù vậy cũng có những vấn để cần được xem xét và điều trị trước khi chỉ định biện pháp tốn kém và mang tính xâm lấn cao như ECMO. Thử cho bệnh nhân nằm sấp (prone position) là biện pháp điều trị nên thực hiện trước khi chỉ định ECMO.
Tác giả bài viết: BS. Linh H. Vo